Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Khó nói không còn là nỗi lo của người viêm thanh quản

Thời tiết miền Bắc những ngày giao mùa sang đông khiến cho không ít người có khả năng thích nghi với môi trường kém nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản gây sổ mũi, đau họng, khàn tiếng, khó nói thậm chí là mất tiếng. Viêm mũi, viêm họng nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến viêm thanh quản với các triệu chứng gây khó khăn trong việc giao tiếp ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh như khàn tiếng, khó nói, mất tiếng…

Khó nói, khàn tiếng, mất tiếng là những biểu hiện của viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản có thể là cấp tính hay mạn tính. Viêm thanh quản cấp tính được thể hiện với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, mệt mỏi, chảy nước mũi, ngạt mũi, khô rát họng sau đó chuyển sang khàn tiếng, khó nói, mất tiếng, ho khan rồi chuyển sang ho có mủ. Viêm thanh quản mạn tính thường không đặc hiệu và thường đi với tổn thương chức năng ở thanh quản đưa tới khàn tiếng, khó nói, mất tiếng. Nguyên nhân gây viêm thanh quản thì có rất nhiều nguyên nhân có thể do thời tiết thay đổi, do tính chất công việc phải sử dụng nhiều đến giọng nói, do virus, vi khuẩn, do hít phải bụi, hóa chất độc …

Viêm thanh quản gây khó nói, khàn tiếng, mất tiếng

Làm thế nào để hạn chế tình trạng khàn tiếng, khó nói, mất tiếng của viêm thanh quản?

Mỗi một nguyên nhân gây khàn tiếng, khó nói, mất tiếng của viêm thanh quản sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Chúng ta nên có biện pháp tự phòng bệnh để tránh sự xuất hiện của viêm thanh quản gây ra các triệu chứng khó chịu như khàn tiếng, khó nói, mất tiếng có ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt đặc biệt với những người lấy giọng nói làm công cụ làm việc.
-         Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày giúp phòng các bệnh về đường hô hấp và làm giảm các triệu chứng như khàn tiếng, khó nói.
-         Mang khẩu trang khi đi ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng, hanh khô, khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi, hóa chất độc hại.
-         Uống nhiều nước giúp cho cổ họng luôn được làm ẩm, trơn làm giảm các triệu chứng khàn tiếng, khó nói…
-         Bổ sung các chất dinh dưỡng và các vitamin đặc biệt là vitamin C làm tăng khả năng miễn dịch hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh.
-         Giữ ấm cơ thể và đặc biệt giữ ấm cổ họng vào những ngày đông lạnh giá, tắm bằng nước ấm.
-         Không nên hút thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích
-         Hay mỗi sáng hoặc tối nên ngậm một lát chanh ngâm mật ong giúp sát khuẩn họng phòng các bệnh về viêm họng và làm giảm các triệu chứng về khản tiếng, khó nói, mất tiếng.

Thu Thảo 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét