Đau họng, mất giọng, mệt mỏi… là nỗi ám ảnh suốt bao
nhiêu năm của cô gái Đỗ Thị Thư (sinh năm 1993, hiện đang là nhân viên bán hàng
tại địa chỉ 21 Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội). Bệnh cứ đều đặn “đến hẹn lại
lên” mỗi khi thời tiết trở trời, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn mang
đến không biết bao nhiêu phiền toái cho cô. Nhưng rất may, cô đã tìm được
phương pháp hiệu quả để ngăn căn bệnh này.
Trở trời là họng lại sưng đau, mất tiếng
Thư cho biết, từ nhỏ họng
của cô đã rất kém, cứ mỗi lần trở trời là y rằng họng lại sưng đau khiến cô
không ăn uống được, cảm giác như lúc nào cũng có cục đờm đặc quánh tắc nghẽn
trong cổ. Thông thường khoảng 1 ngày sau khi phát bệnh, cô bắt đầu khản
giọng, có khi mất tiếng hoàn toàn. “Mỗi lần nói chuyện với bạn bè,
thầy cô giáo em cứ phải gằn giọng cho mọi người nghe thấy nên rất là mệt. Nhất
là khi đi làm, công việc bán hàng phải nói chuyện với khách nhiều nên càng
phiền. Khách hàng mua thuốc họ thường hỏi rất lâu, có người đứng hỏi cả tiếng
đồng hồ nên những hôm trở trời đúng là cực hình với em. Thế nên những ngày bị
bệnh, em thường phải xin nghỉ học hoặc nghỉ làm” – Thư cho biết.
Vì việc đau họng, mất tiếng
ảnh hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt nên Thư rất ý thức giữ gìn. Thư kể: “Mỗi
lần trời hơi trở lạnh là em đã phải quàng khăn chặt kín cổ, không dám hở ra chỗ
nào. Không dám ăn kem, không uống nước đá. Thế nhưng vẫn không tránh khỏi, mỗi
năm ít nhất vẫn 2 lần phải uống kháng sinh. Mà vì sốt sắng muốn nhanh khỏi nên
em phải uống kháng sinh liều nặng, uống thuốc vào người rất mệt không muốn làm
gì hết. Chú em làm bác sĩ khám cho em và bảo em bị viêm amidan”.
Không những mệt mỏi, ảnh
hưởng đến công việc mà Thư còn cho biết, căn bệnh này làm cho “cái tính của em
nó xấu đi”. Vì mỗi lần đau, cô thường hay cáu gắt với tất cả mọi người, ai làm
gì không hợp ý là cáu, thậm chí, người nhà quan tâm động viên ăn uống cũng cáu.
May mắn biết đến Tiêu Khiết Thanh
Thư vốn học về dược, hiện
đang làm nhân viên bán thuốc nên được tiếp xúc với rất nhiều loại thuốc. Vì vậy,
để chữa căn bệnh của mình, ngoài uống kháng sinh, Thư còn uống rất nhiều loại
thuốc đông y khác nhau: “Nói chung những khi trở trời thì hầu như lúc nào trong
túi em cũng phải có những viên thuốc ngậm. Nhưng cũng chỉ đỡ được lúc ngậm
thôi, chứ xong thì lại đau như thường chứ không khỏi”.
Em Đỗ Thị Thư (bên phải) vui vẻ tiếp chuyện phóng viên
bằng giọng nói trong trẻo của mình
Rồi may mắn cũng đến với Thư
sau một lần nghe thông tin trên báo chí về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh rất tốt
cho những người bị khản tiếng, mất tiếng. Cửa hàng thuốc nơi Thư bán cũng nhập
Tiêu Khiết Thanh về bán, Thư đã tìm hiểu rất kỹ về sản phẩm này: “Vì có kiến
thức về dược, nên khi đọc trên thành phần Tiêu Khiết Thanh nguồn gốc hoàn toàn
tự nhiên, lại có cao rẻ quạt, rất quý mà hầu như không có sản phẩm nào ở Việt
Nam có nên em đã quyết định dùng. Không ngờ rất hiệu quả. Lúc bị bệnh uống Tiêu
Khiết Thanh được 3 ngày thì em thấy họng bắt đầu đỡ đau, giọng nói trở nên nhẹ
nhàng hơn, dần dần hết đau, hết đờm. Em uống liều 4 viên/ngày sau một thời gian
thì giảm xuống 2 viên/ngày và duy trì đều đặn như vậy. Đến bây giờ em đã uống được khoảng 2 năm và thấy rất hiệu quả, giọng
nói không bị khản nữa mà rất trong trẻo. Đặc biệt, tần suất bị đau
họng giảm xuống hẳn, mỗi năm cùng lắm chỉ bị một lần, mà mỗi lần bị
cũng không đau, không mệt như trước nữa, em gần như không phải dùng đến kháng
sinh. Bây giờ, lúc trở trời em cũng không phải kè kè cái khăn bên người, đã có
thể ăn kem hay uống nước đá mà không sợ bị đau họng”.
Thư cũng cho biết, thấy Tiêu
Khiết Thanh hiệu quả nên cô đã giới thiệu cho chị gái mình làm nghề giáo viên.
“Chị em làm giáo viên trông trẻ rất hay bị khản giọng, em bảo uống Tiêu Khiết
Thanh thì thấy đỡ hẳn, chị ấy không bị khản giọng nữa”.
Tùng Khôi
(Theo lời kể
của Đỗ Thị Thư)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét