Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan
là những bệnh lý thường gặp đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Đi kèm với các
bệnh lý viêm đường hô hấp trên là triệu chứng khản tiếng. Đây là tình trạng thường
gặp ở mọi lứa tuổi gây phiền toái cho mỗi người và ảnh hưởng tới khả năng giao
tiếp. Vậy khi bị khản tiếng nên và không nên ăn gì để giảm bệnh?
Bị khản tiếng nên ăn gì, uống gì?
-
Uống nhiều nước: Khi khản tiếng kèm theo đau rát
cổ họng, việc làm dịu cổ họng là rất cần thiết. Nước có tác dụng làm dịu cổ họng
cực kỳ hiệu quả đồng thời giúp cổ họng được bôi trơn, ẩm nên có thể nuốt thức ăn
dễ dàng.
Uống nhiều nước giúp giảm khản tiếng
-
Các thực phẩm mềm lỏng: Khi có tình trạng khản
tiếng bạn nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng có tác dụng làm giảm các kích thích niêm
mạc họng, từ đó giúp giảm ho, đau họng và giảm khản tiếng hiệu quả. Các thực phẩm
bạn nên chọn là: cháo và soup. Theo các chuyên gia, soup gà bỏ da còn có tác dụng
giảm các tế bào gây viêm rất tốt, trong khi viêm nhiễm đường hô hấp trên là
nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khản tiếng.
-
Mật ong: Đây được đánh giá là chất sát khuẩn tự
nhiên và có tác dụng làm dịu các mô bị kích thích. Nếu có hiện tượng khản tiếng,
bạn nên ngậm 1 thìa cà phê nhỏ mật ong khoảng 3- 5 phút hoặc có thể hòa với nước
ấm để uống
-
Gừng: Đây là một thực phẩm rất tốt cho những
ai bị khản tiếng. Hãy thái nhỏ 2 thìa gừng và thả vào chén nước sôi, để 10 phút
sau đó ngậm trong họng, bạn sẽ thấy khản tiếng giảm rõ rệt.
Các thực phẩm nên hạn chế khi bị khản tiếng
-
Thực phẩm chiên xào: nên tránh xa vì sẽ gây kích
thích cổ họng gây ho làm nặng hơn tình trạng tổn thương thanh quản gây khản tiếng.
-
Thực phẩm cứng giòn: bánh quy, ngũ cốc, rau sống,
các loại hạt...
-
Các thực phẩm như đồ ăn vặt và nước ngọt: làm
giảm khả năng miễn dịch.
-
Rượu và cà phê: đây là 2 chất gây kích ứng cổ
họng và làm trầm trọng hơn tình trạng khản tiếng.
Bên cạnh đó để giảm khản tiếng, chúng ta nên
vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, súc
miệng nước muối ngày 2- 3 lần, hạn chế uống nước đá lạnh, không hút thuốc lá,
rượu bia, ra ngoài đeo khẩu trang để hạn chế ô nhiễm môi trường...
Trong nền y học cổ truyền có nhiều vị thuốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị khản tiếng rất hiệu quả được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Đi đầu
trong số đó phải kể đến vị thuốc rẻ quạt có tác dụng chống viêm rất tốt giúp giảm
khản tiếng, viêm đường hô hấp trên hiệu quả. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ bào chế hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu cho kết hợp Rẻ quạt với nhiều dược liệu
khác như: bán biên liên, sói rừng, bồ công anh…
tạo nên bài thuốc Tiêu Khiết Thanh có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản
tiếng, mất tiếng hiệu quả.
Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy cơ địa người bệnh.
Dưới
đây là chia sẻ của bác Phạm Văn Hộ - Nam Định về việc sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết
Thanh cho hiệu quả tốt:
Mới
đây năm 2016, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100
sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em "
Thu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét