Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

8 lưu ý trong phòng ngừa viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp có thể do virus hay do nhiễm trùng cấp tính hoặc do thanh quản bị phù nề do dị ứng... Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp có thể do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh đột ngột cơ thể không thích nghi kịp thời, hay sau viêm mũi, viêm họng, viêm VA. Bệnh hay gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi và người già do sức đề kháng giảm, khả năng thích nghi với môi trường kém, người có tính chất công việc phải dùng đến lời nói nhiều.

Triệu chứng của viêm thanh quản cấp

Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên của viêm thanh quản cấp là đau đầu, mệt mỏi, sốt, viêm mũi, viêm họng, đau họng, ho có thể có đờm hoặc không, tiếng ho to hay sau cảm lạnh, ngạt mũi, chảy nước mũi, cùng với hiện tượng khàn tiếng, mất tiếng, hay nói tiếng khào khào. Ở trẻ em còn có triệu chứng khó thở, khó thở chậm, có tiếng thở rít, co lõm ở hố trên ức, liên sườn, tiếng ho ông ổng,  gây không ít lo lắng cho các bà mẹ. Các triệu chứng của viêm thanh quản cấp thường nặng hơn vào ban đêm. Những triệu chứng này diễn ra trong khoảng vài ngày rồi giảm dần.
Có nhiều trường hợp do lười đi khám và thói quen tự dùng thuốc cho con khi con bị viêm họng sau khi thấy bệnh tình không thuyên giảm mới đưa đến cơ sở y tế thì bé đã mắc viêm thanh quản cấp, mạn tính hay viêm phế quản, viêm phổi... Vì vậy khi thấy có các dấu hiệu tiếng ho to, khản tiếng, mất tiếng, khó thở, hít vào có tiếng rít, sốt thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, chuyên khoa tai – mũi – họng để được khám tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Viêm thanh quản cấp thường xảy ra vào mùa lạnh, khi thay đổi thời tiết

8 lưu ý trong phòng ngừa viêm thanh quản cấp ở trẻ em

1.     Không để trẻ bị lạnh, vào mùa đông nên mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt là vùng cổ, bàn chân, bàn tay.
2.     Mang khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài vừa có tác dụng tránh bụi, vừa có tác dụng làm ấm đường hô hấp
3.     Tăng cường bổ sung các vitamin làm tăng sức đề kháng cho bé để chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây viêm thanh quản.
4.     Vệ sinh mũi, miệng, họng cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý là biện pháp phòng viêm họng, viêm thanh quản cấp rất hiệu quả.
5.     Khi xuất hiện các triệu chứng của ho, viêm họng, viêm mũi cần điều trị triệt để nhằm tránh tình trạng chuyển sang viêm thanh quản cấp, viêm phế quản...
6.     Uống nhiều nước giúp làm dịu họng, trơn họng giảm cảm giác khó chịu ở họng.
7.     Hạn chế nói to, nói nhiều, la hét để thanh quản có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục. Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, dùng các dụng cụ hỗ trợ khi phải nói nhiều như mic, loa...
8.     Sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, khản tiếng, mất tiếng... Được sử dụng nhiều nhất và được đa số các bác sỹ tin dùng đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng giảm viêm thanh quản hiệu quả.
Tiêu Khiết Thanh đã được nhiều bệnh nhân sử dụng cho các phản hồi tích cực. Bên cạnh nhiều bệnh nhân sử dụng tốt sản phẩm, Tiêu Khiết Thanh còn được nhiều bác sĩ tin tưởng sử dụng và khẳng định tác dụng của sản phẩm. Dưới đây là khẳng định của BS Phí Thái Hà về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh:

Mới đây năm 2016, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100 sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em "
Bạn đọc có thể đọc những thông tin chia sẻ của những bệnh nhân điều trị thành công khản tiếng  TẠI ĐÂY

Thu Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét