Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Bí quyết điều trị khản tiếng hiệu quả

Khản tiếng thường gặp ở những người có công việc phải sử dụng giọng nói nhiều như MC, giáo viên, ca sĩ, người bán hàng, tư vấn viên, người hay hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh lý viêm họng, viêm amidan, người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Vì sao phải điều trị khản tiếng theo đúng hướng dẫn?

Khản tiếng là tình trạng tổn thương ở thanh quản, khi phát âm, hai dây thanh không khép kín được gây nên hiện tượng khàn. Nguyên nhân thường là bị xung huyết, viêm thanh quản, hạt xơ, polyp, lao hoặc ung thư thanh quản. Trong đó, bệnh lý thường gặp nhất gây khản tiếng là viêm thanh quản, bên cạnh đó khản tiếng có thể do tổn thương dây thần kinh quật ngược trong phẫu thuật bướu cổ, chấn thương thanh quản hoặc do tổn thương não. 
“Theo thống kê tại Mỹ, ở cùng một thời điểm có khoảng 20 triệu người bị khản tiếng, và trung bình cứ 3 người thì có 1 người gặp phải tình trạng này”. Bác sĩ, Richard M. Rosenfeld - Chủ tịch Viện Sức khỏe Tai – Mũi - Họng và Giải phẫu cổ, Mỹ cho biết.

Cho đến thời điểm hiện tại, AAO-HNSF là tổ chức đầu tiên và duy nhất phát hành hướng dẫn cách thực hành lâm sàng để giúp bác sĩ nhận biết và chăm sóc bệnh nhân bị khản tiếng. Hướng dẫn này nhằm mục đích chẩn đoán bệnh chính xác, giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và để tư vấn cho người dân có biện pháp phòng ngừa bệnh.
Để có thể điều trị khản tiếng một cách hiệu quả, bác sĩ Richard M. Rosenfeld đã đưa ra một số hướng dẫn cụ thể:
1.     Nếu khản tiếng kèm theo các triệu chứng như viêm họng, khó thở, khó nuốt và kéo dài, bạn cần xem xét đến nguy cơ khối u thanh quản, ung thư thanh quản hoặc tác dụng phụ của thuốc.
2.     Soi thanh quản là việc làm cần thiết trước khi chẩn đoán bằng hình ảnh nếu khản tiếng kéo dài hoặc không xác định rõ nguyên nhân.
3.     Các loại thuốc chống trào ngược dạ dày - thực quản không được chỉ định cho tình trạng khản tiếng, trừ khi người bệnh có dấu hiệu của chứng ợ nóng hoặc trào ngược, hay phát hiện ra viêm thanh quản trong quá trình nội soi.
4.     Không được sử dụng thường xuyên các thuốc chống viêm steroid hoặc thuốc kháng sinh cho tình trạng khản tiếng nếu không rõ nguyên nhân.
5.     Phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ung thư, có khối u, hoặc bất thường ở cơ dây thanh âm.
6.     Khản tiếng có thể phòng ngừa bằng cách cung cấp đủ độ ẩm cho họng, tránh các chất kích thích (đặc biệt là khói thuốc lá), kiểm soát giọng nói, nên dùng dụng cụ khuếch đại âm thanh khi nói nhiều và nói to.

Phương pháp phòng ngừa và điều trị khản ở nước ta

Tình trạng khản tiếng khá phổ biến trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài danh sách này. Nhiều người thường chủ quan và cho rằng khản tiếng không có gì nguy hiểm và không cần phải đi thăm khám chữa bệnh. Chính vì vậy, việc hướng dẫn cho người bệnh về biến chứng, hậu quả khôn lường của khản tiếng và cách điều trị sẽ rất cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như: giáo viên, MC, ca sĩ, nhân viên tư vấn, ... những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều và thường xuyên.
  Để cải thiện tình trạng khản tiếng, một phương pháp hiện nay thường được sử dụng để mang lại hiệu quả cao, an toàn là sử dụng các thảo dược sẵn có trong tự nhiên. Điển hình cho phương pháp này là dùng cây rẻ quạt – bài thuốc hữu hiệu cho các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên, trong đó có chứng khản tiếng, mất tiếng...
Để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, giới chuyên gia đã kết hợp cây rẻ quạt với một số thảo dược quý như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng tạo thành sản phẩm dưới dạng viên uống, đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.
Tiêu Khiết Thanh giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói.

Minh Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét