Viêm amidan là một trong những bệnh lý khá phổ biến
thường hay gặp trong các bệnh lý về viêm đường hô hấp trên, nghiêm trọng hơn là
bệnh còn rất dễ tái phát đi tái phát lại lại nhiều lần, gây ra nhiều phiếu toán
cũng như lo lắng cho người bệnh. Chính vì vậy, những người bị viêm amidan
thường có tâm lý muốn cắt bỏ amidan ngay lập tức khi bị mắc viêm. Qua bài viết
này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về viêm amidan, sự nguy hiểm của nó và những
trường hợp nào thì nên cắt bỏ amidan.
Amidan là một bộ phận
ở phía sau cổ họng, chức năng chính của amidan là chống sự xâm nhập của vi
khuẩn, virus vào hệ mũi họng từ bên ngoài. Bên cạnh đấy, amidan còn có chức
năng sản sinh và các kháng thể tự nhiên của cơ thể để chống lại sự nhiễm trùng
vùng họng. Cấu tạo của amidan bao gồm các tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống
lại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Amidan cũng chính là nơi sản xuất ra kháng thể
IgG đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong miễn dịch. Con người ở độ tuổi từ 4
đến 10 tuổi, amidan chính là hàng rào bảo vệ vùng mũi họng tránh được sự viêm
nhiễm, sự xâm nhập của các mầm bệnh, nhưng sau độ tuổi này khả năng miễn dịch
giảm dần theo thời gian và không còn mạnh như trước nữa. Trong rất nhiều trường
hợp, amidan sẽ gặp phải tình trạng quá tải, vì có quá nhiều vi khuẩn, vi rút
xâm nhập, từ đó amidan sẽ bị viêm và sưng. Đây là chính tình trạng viêm amidan
cơ thể mắc phải.
Những nguyên nhân chính gây ra viêm amidan
- Nhiễm vi khuẩn tụ cầu, liên
cầu, xoắn khuẩn, ...
- Sức đề kháng của cơ thể
kém, do cơ địa.
- Nhiễm virus cúm, sởi, ho gà,
...
- Khi thời tiết thay đổi đột
ngột chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và virus đang khu trí ở vùng
mũi họng có cơ hội gây bệnh.
- Môi trường bị ô nhiễm, điều
kiện sinh hoạt thấp và vấn đề về vệ sinh chưa tốt.
- Người có tiền sử mắc các bệnh
viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh
răng hoặc có thể là viêm xoang...
Phân loại viêm amidan
Viêm amidan hiện nay phổ biến nhất là 2 loại là viêm amidan cấp tính và
viêm amidan mãn tính. Ở mỗi loại đều có những biểu hiện và triệu chứng khác
nhau rõ rệt.
- Viêm amidan cấp tính: Là giai đoạn đầu
của người bệnh khi bị mắc viêm amidan. Viêm amidan cấp tính thường gặp ở
trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Biểu hiện:
+ Người mắc viêm amidan cấp tính ban đầu thường thấy biểu hiện tình trạng
rét đôi khi cơ thể sởn gai, sốt cao từ 39-40 độ.
+ Thường có cảm giác đau và rát họng, nuốt đau nuốt vướng như có vật gì đó
chặn lại ở trong họng.
+ Miệng luôn trong tình trạng khô, cơ thể mệt mỏi, cảm giác chán ăn,…
+ Quan sát trực tiếp có thể thấy amidan sưng to và tấy đỏ.
+ Tình trạng viêm nhiễm amidan có thể lan xuống thanh quản và khí quản gây
ra các triệu chứng ho từng cơn, đau rát họng,có đờm nhầy, nhiều lúc gây nên đau
tức ngực, giọng khàn nhẹ.
- Viêm amidan mãn tính: Là tình trạng
viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân của việc tái đi tái lại phần
lớn do yếu tố chủ quan, không điều trị dứt điểm ngay từ đầu. Bên cạnh đó là
việc dùng các loại thuốc không hợp hoặc không có tác dụng thực sự trong việc
điều trị dứt điểm viêm amidan cấp tính. Khi bị mắc viêm amidan, người bệnh uống
nhiều lần thuốc kháng sinh nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm do đó cơ thể
lúc này đã nhờn thuốc.
Biểu hiện:
+ Người mắc viêm amidan mạn thường hay sốt vặt, nhất là hay sốt về chiều.
+ Thường xuất hiện các triệu chứng ho khan từng cơn, nhất là vào buổi sáng
sớm.
+ Luôn có cảm giác khó chịu và nuốt vướng như có vật gì chặn ở cổ họng, nhiều
khi cơn đau lan lên cả vùng tai.
+ Hơi thở có mùi hôi khó chịu mặc dù vấn đề vệ sinh của bản thân rất tốt.
+ Thể trạng gầy yếu, xanh xao, sức đề kháng của cơ thể kém,…
Viêm amidan gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Viêm amidan nếu không được điều trị đúng cách và triệt để có thể dẫn tới
nhiều biến chứng, có thể ngay tại khu vực bị viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến toàn
cơ thể.
- Biến chứng ở khu vực amidan: Kiểm tra thực tế có thể phát hiện thấy viêm
sưng xung quanh amidan, nhiều trường hợp còn bị áp xe amidan hay áp xe quanh khu
vực amidan.
- Biến chứng gần:
viêm amidan có thể gây nên viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm
tai giữa, áp xe bên thành họng, xuất hiện các hạch dưới hàm.
- Biến chứng
xa hơn: viêm amidan có thể dẫn đến viêm khớp cấp, viêm tim, viêm cầu thận cấp, thậm
chí có thể mắc nhiễm trùng huyết.
- Biến chứng
toàn thân: Nguy hiểm nhất của biến chứng viêm amidan là hội chứng ngưng thở ở
trẻ em trong khi ngủ. Đặc biệt, những người mắc viêm amidan thường gặp khó khăn
rất nhiều từ việc nuốt, thở tới phát âm.
Phương pháp điều trị viêm amidan
1. Điều trị
bằng Tây y:
Những trường hợp viêm
amidan sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau: Thuốc kháng sinh, giảm
đau, giảm ho, giảm xung huyết, giảm phù nề: Trường hợp sử dụng
thuốc kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc hay được bác sĩ khuyên dùng nhất là
clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine,… Paracetamol là thuốc giảm đau chủ
đạo thường được khuyên dùng do tính an toàn cao nếu người bệnh sử dụng đúng
cách và đúng liều chỉ định.
Bên cạnh đó, người mắc viêm amidan nên súc họng thường xuyên bằng các
dung dịch kiềm loãng như, nước muối
sinh lý, bicacbonate. Người bệnh cũng có thể dùng kết hợp thuốc kháng viêm, sát khuẩn
tại chỗ như lysopaine betadine, oropivalone, …
Với những trường
hợp viêm amidan mạn tính thường được chỉ định điều trị bằng bằng phương pháp điều
chỉnh độ pH tại chỗ, phương pháp này làm cho vi khuẩn khó có thể phát triển được.
Ưu điểm của phương pháp này:
Hiệu quả tức
thì và thời gian điều trị bệnh ngắn.
Nhược điểm:
– Việc sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày người bệnh rất dễ gặp phải tình
trạng nhờn thuốc, thường sử dụng thuốc những lần sau phải uống liều mạnh hơn
lần trước và hiệu quả điều trị ngày càng giảm.
– Thuốc thường gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, suy
tim, tăng huyết áp, gan, thận, gây ra các rối loạn đường tiêu hoá,…
2. Phương pháp phẫu thuật:
Phương pháp điều trị theo y học hiện đại thường được chỉ định phương pháp
phẫu thuật, cắt amidan trong việc điều trị bệnh mãn tính, nhất là khi tình
trạng viêm amidan trở nên nặng, lúc này amidan trở thành một ổ bệnh gây hại cho
cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên việc phẫu thuật cắt amidan có thể đi kèm theo nhiều tình huống
nguy hiểm như xuất huyết, không cầm được, nghiêm trọng hơn là người cắt amidan
có thể bị câm không nói được, nhiều trường hợp có thể gây tắc đường thở dẫn tới
tử vong. Ngoài
ra, các biến chứng của gây tê, gây mê khi phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến tính
mạng của bệnh nhân. Sau khi cắt amidan thường xuyên có tình trạng tái đi tái
lại viêm amidan.
3. Điều trị bằng Đông y:
Ngày
nay, với sự tiến bộ của khoa học và tư duy của người bệnh luôn muốn sử dụng sản
phẩm vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tính an toàn, không gây ra tác dụng phụ
và có thể sử dụng lâu dài để điều trị các bệnh mạn tính. Rất nhiều người đã lựa
chọn sản phẩm thảo dược vừa có tác dụng điều trị viêm họng, viêm amidan, vừa có tác dụng
phòng ngừa và điều trị dứt điểm tình
trạng khản tiếng, mất tiếng. Tiêu biểu và đi đầu cho dòng sản phẩm thảo dược là
thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh, với thành phần chính là cây rẻ quạt kết hợp
với các thảo dược quý như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Đây là sản phẩm
chuyên biệt trong việc điều trị viêm
họng và phòng ngừa tình trạng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả được rất nhiều bác
sĩ và người bệnh tin dùng.
Tiêu khiết thanh - Hỗ trợ điều trị viêm amidan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét