Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Nguyên nhân và phương pháp điều trị mất tiếng

Mất tiếng là tình trạng âm thanh không phát ra được như bình thường. Mất tiếng thường do bệnh ngoại cảm như cảm cúm, cảm lạnh, môi trường ô nhiễm nhưng cũng có thể là bệnh nội thương do tạng phủ suy nhược. Sách ‘Trực Chỉ Phương’ viết: "Phế là cửa ngõ của thanh âm, Thận là gốc của thanh âm ". Như vậy mất tiếng có liên quan tới 2 kinh Phế và Thận.

Nguyên nhân gây mất tiếng:

Theo đông y có những nguyên nhân sau:
- Ngoại cảm phong hàn làm phế lạc dẫn tới bế tắc sinh nhiệt, gây đờm, làm cho phế khí mất thông nên thiếu hơi, mất tiếng.
- Nhiệt tà bế phế: Phong nhiệt độc bên ngoài (gió, nắng, mưa, thời tiết thất thường) xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương phế, phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ủng trệ ở họng, khí huyết ngưng trệ, kèm theo nhiều tác động từ ngoại cảnh. Hoặc do ăn thức ăn cay nóng, stress, bốc hỏa làm tổn thương phế khí, gây nên khản tiếng, mất tiếng.


Mất tiếng ảnh hưởng rất lớn tới công việc

- Phế táo, thận âm hư, tân dịch khô háo không nhuận được phế gây ra tình trạng mất tiếng.
- Do tình chí bị uất ức: Khi có việc lo sợ và tức giận một cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh có thể đến vài ngày gây mất tiếng.
- Bị bệnh lâu ngày, hư yếu (cơ thể suy nhược): Âm thanh phát ra do ở phế mà theo đông y gốc ở thận. Thận sinh khí. Thận tinh mạnh, phế tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, phế thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hỏa bốc lên, nhiệt nung nấu họng sẽ gây nên mất tiếng.
Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến phát âm.

Điều trị tình trạng mất tiếng

Theo y học cổ truyền thì bệnh mới mắc phần lớn là chứng thực, bệnh lâu ngày thường là chứng hư.
-  Đối với nguyên nhân ngoại cảm phong hàn thì cần điều trị sử dụng các vị thuốc có tác dụng ôn tán phong hàn, sơ tán phong hàn, tuyên âm, bổ phế
- Đối với trường hợp phế nhiệt sử dùng các vị thuốc có tác dụng trừ phong thanh phế như cát căn, ma hoàng...
- Đối trường hợp đờm nhiệt dùng các vị thuốc có hoa đờm, thanh phế… như cát căn, cam thảo…
Ngoài ra còn có rẻ quạt hay còn gọi là xạ can theo Đông y có vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm. Thân rễ và lá đều nhuận tràng lợi tiêu hóa. Vì vậy thường dùng rẻ quạt để trị viêm họng sưng đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch; trong tai đau nhức, sưng amidan,… Sự kết hợp rẻ quạt với bán biên liên một vị thuốc có tác dụng chống viêm mạnh cùng với bồ công anh, sói rừng đã tạo nên một sản phẩm tuyệt vời như Tiêu Khiết Thanh có tác dụng giảm sưng, giảm viêm, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng.
Hãy gọi đến số điện thoại 04.38461530/ 08.62647169 để được giải đáp trực tiếp về những băn khoăn, thắc mắc của bạn về viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, khản tiếng, mất tiếng một cách nhanh nhất.

Đình Lộc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét