Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Viêm amidan tái phát có đặc điểm gì và 4 cách phòng ngừa?

Viêm amidan là tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều ở trẻ em và đôi khi xuất hiện ở người lớn. Một vấn đề nghiêm trọng liên quan tới chứng bệnh này là viêm amidan rất dễ tái phát nhiều lần, có thể gây nhiều phiền toái, thậm chí biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm amidan tái phát có đặc điểm gì và cách phòng ngừa?

Khi nào được gọi là viêm amidan tái phát?

Các mô mềm ở mặt sau của cổ họng bạn được gọi là amidan, là một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Những mô bạch huyết có thể dễ dàng bị viêm gây nên các triệu chứng đau, sốt.
Viêm amidan tái phát ở trẻ em thường được gây ra bởi Streptococcus pyogenes, trong khi các chủng vi khuẩn khác thường gây viêm amidan tái phát ở người lớn. Đặc biệt đối với trẻ em, viêm amidan tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Khi nào được gọi là viêm amidan tái phát?
Viêm amidan được gọi là tái phát khi:
-         Ít nhất 5 lần viêm amidan mỗi năm trong 2 năm.
-         Ít nhất 3 lần viêm amidan mỗi năm trong 3 năm.

Lúc nào cần phải tìm trợ giúp y tế khi có viêm amidan?

Khi viêm amidan có những đặc điểm sau đây, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức:
-         Có sốt, bệnh nhân không thể ăn, uống vì đau đớn, và trong tình trạng rất yếu hoặc mệt mỏi.
-         Giọng nói thay đổi, khản tiếng, mất tiếng, khó khăn khi mở miệng.
-         Có sưng ở hàm hoặc đau họng ngày càng nặng.
-         Cứng cổ, phát ban hoặc sưng lưỡi.
-         Không tiểu tiện trong vòng 12 tiếng đồng hồ.
-         Khi ngủ không thở được.

Phòng ngừa viêm amidan tái phát nhiều lần như thế nào?

1.      Làm sạch độ ẩm của không khí:
Tránh hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, các chất kích thích khác trong không khí bao gồm cả hóa chất mạnh, độc hại. Khi thời tiết khô hanh, sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí sẽ giúp giảm ngứa họng, khô họng.
2.      Tăng cường bổ sung chất lỏng và nghỉ ngơi:
Nghỉ ngơi là rất quan trọng để phòng ngừa viêm amidan tái phát. Hạn chế sử dụng giọng nói thường xuyên trong quá trình phục hồi cổ họng.
Đồng thời uống nhiều nước, đặc biệt khi ăn các thực phẩm rắn. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng nhanh chóng.
3.      Tránh chia sẻ thực phẩm và đồ uống:
Vi khuẩn, virus có thể lây lan qua nước bọt, vì vậy trong điều trị quan trọng là không cho hay nhận đồ ăn, thức uống dùng dở nào. Cố gắng không lây lan vi khuẩn, virus với những người trong gia đình, và với cả môi trường không khí bằng cách sử dụng khẩu trang y tế.

4.       Sử dụng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên phòng ngừa viêm amidan tái phát

Hiện nay, do lo ngại về vấn đề tác dụng phụ của thuốc tây nên nhiều bác sĩ và bệnh  nhân tin tưởng sử dụng dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên với thành phần chính là các vị thuốc được sử dụng lâu đời trong bài thuốc trị viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan..
Một số vị thuốc được đánh giá cao trong tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm họng, viêm amidan phải kể đến là rẻ quạt, bán biên liên, sói rừng, bồ công anh… Đặc biệt rẻ quạt đã được nghiên cứu và bào chế kết hợp với bán biên liên, sói rừng, bồ công anh  tạo nên công thức Tiêu Khiết Thanh có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng trong bệnh viêm đường hô hấp trên.
Với những người bị viêm amidan, sử dụng Tiêu Khiết Thanh ngày 2 lần, mỗi lần 2- 3 viên để hỗ trợ điều trị bệnh, làm dịu cổ họng, lấy lại giọng nói trong sáng. Liều phòng ngừa viêm amidan tái phát nói riêng và các bệnh viêm đường hô hấp trên nói chung (viêm thanh quản, viêm họng...) là ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy cơ địa người bệnh.
Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn về thảo dược hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên:

Mới đây năm 2016, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100 sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em "

Thu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét