Trong cuộc sống, giọng nói đóng vai trò hết sức quan trọng và là
nhân tố quyết định giúp con người truyền tải thông tin với nhau. Do tính chất
công việc của nhiều người phải nói to, nói nhiều như: giáo viên, phát thanh
viên, nhân viên bán hàng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói, làm cho giọng
không còn thanh và cao, thậm chí còn khản đặc và mất tiếng. Một trong những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đó chính là bệnh viêm thanh quản – căn
bệnh khá phổ về đường hô hấp. Vậy làm sao để phòng tránh và điều trị viêm thanh
quản đúng cách?
Tìm hiểu chung về bệnh viêm thanh quản
Như chúng ta
đã biết, thanh quản là cơ quan phát ra âm thanh với cấu tạo dây thanh là hai nếp
gấp của niêm mạc bao bọc phần cơ và sụn. Nhờ sự đóng mở và rung động nhịp nhàng
của dây thanh mà giọng nói được phát ra. Quá trình này nếu được diễn ra với mức
độ vừa phải sẽ không gây tổn thương cho dây thanh, tuy nhiên nếu diễn ra liên tục
và quá mức, dây thanh sẽ bị kích thích, viêm dẫn đến tình trạng giọng bị khản,
trong cổ họng lúc này xuất hiện dịch nhày (ở giai đoạn cấp tính), nặng hơn có
thể dẫn đến mất tiếng hoàn toàn (khi bệnh ở giai đoạn mạn tính).
Viêm thanh quản là nguyên nhân chính gây khản tiếng
Một số nguyên
nhân chính gây ra viêm thanh quản như: Thay
đổi thời tiết đột ngột, độ ẩm không khí quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
các loại vi khuẩn, virus phát triển. Một số trường hợp khác có thể mắc viêm
thanh quản như: ăn phải thực phẩm có hại, thực phẩm gây dị ứng hay vô tình hít
phải khí độc,...
Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản
+ Viêm thanh quản cấp tính:
Triệu chứng
điển hình của viêm thanh quản cấp là người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, mỏi
chân tay, sốt. Bên cạnh đó, người bệnh kèm theo ho khan, không có đờm hoặc có đờm
trắng. Với những người bị viêm khí, phế quản sẽ xuất hiện nhiều đờm màu vàng hoặc
xanh.
+ Viêm thanh quản mạn tính:
Triệu chứng của
tình trạng bệnh khá giống với viêm thanh quản cấp, tuy nhiên mức độ cao nhiều
so với giai đoạn cấp. Ở giai đoạn, niêm mạc của phần thanh quản không còn độ
bóng, cơ căng, xung huyết dây thanh nặng, thậm chí bạn còn ho nhiều về đêm.
Những yếu tố nguy cơ gây viêm thanh quản
- Những người
thường xuyên mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: viêm phế quản,
viêm xoang…
- Những người
thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều khói khí, những người thường
xuyên hút thuốc, uống rượu bia nhiều làm ảnh hưởng không tốt cho dây thanh quản.
- Tình trạng
lạm dụng giọng nói quá nhiều như: nói liên tục, la hét, nói to…
Vậy làm sao để chữa dứt điểm bệnh viêm thanh quản?
Chữa
viêm thanh quản bằng thuốc Tây:
Ưu điểm việc
sử dụng thuốc Tây điều trị là thuốc có tác dụng khá nhanh, ngay cả đối với trường
hợp nặng. Nhưng bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng,
cách dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh
thường đem lại nhiều nguy cơ rủi ro như tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, gây
nóng cơ thể, hại gan thận và những tác dụng phụ,...
Điều trị viêm thanh quản bằng thuốc Tây
Chữa viêm thanh quản đơn giản bằng phương pháp tự nhiên
Ngày nay, rất
nhiều bác sĩ và người bệnh thay vì dùng thuốc Tây để điều trị bệnh đã tin tưởng
sử dụng những phương pháp tự nhiên nhằm chữa dứt điểm bệnh viêm thanh quản. Nhiều
người bệnh áp dụng phương pháp này vì tính an toàn, hiệu quả cao, tiết kiệm chi
phí và không có tác dụng phụ. Sau đây là một số bài thuốc chữa viêm thanh quản
khá đơn giản mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà:
1. Dùng giá đỗ chữa viêm thanh quản
Theo Y học cổ
truyền, giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Theo nghiên cứu của Y
học hiện đại thì trong giá đỗ có lượng vitamin dồi dào như: P, Ca, B1 cùng với
vitamin C, B6. Chính vì vậy, đây chính là thực phẩm rất tốt trong việc điều trị
các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ
2. Khế chua điều trị viêm thanh quản
Theo nghiên cứu,
khế chua có tác dụng chữa viêm thanh quản khá tốt. Bạn có thể sử dụng lá khế
chua rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi sử dụng phần nước
cốt này để uống. Bạn sẽ thấy tình trạng viêm thanh quản của mình được cải thiện
sau 4-5 ngày.
Khế chua giúp điều trị viêm thanh quản
3. Cây rẻ quạt giúp điều trị viêm thanh quản hiệu quả
Trong y học cổ
truyền, rẻ quạt là vị thuốc quý giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giúp ức
chế các chủng virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp. Rẻ quạt đã được sử dụng
rộng rãi trong điều trị bệnh với các bài thuốc được nghiên cứu và lưu truyền
trong dân gian. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu
và kết hợp cây rẻ quạt với
các vị dược liệu khác như bán biên liên, sói rừng… tạo ra sản phẩm
Tiêu Khiết Thanh với tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm
amidan, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng…
Tiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị viêm thanh
quản
Minh Long
Một số lưu ý
nhỏ để tự phòng tránh viêm thanh quản:
- Tránh xa khói thuốc: Khói thuốc có thể làm khô họng và dây
thanh, tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến viêm thanh quản.
- Không nên vệ sinh họng quá nhiều: điều này có nhiều hại hơn là lợi
khi nó gây những tác động bất thường lên họng và thanh quản, có thể dẫn tới
sưng tấy, viêm thanh quản.
- Nên uống nhiều nước: dịch nhày trong họng có tác dụng làm sạch
và bảo vệ họng và thanh quản trước các tác nhân gây bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét