Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Khi bị khản tiếng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây khản tiếng, nhưng thường gặp nhất là các bệnh viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,… Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để tránh bệnh nặng hơn và giọng nói trở nên trong trẻo hơn. Vậy khi bị khản tiếng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Nên ăn gì khi bị khản tiếng?

Tình trạng khản tiếng thường đi kèm với các triệu chứng khô họng, đau rát họng,… Chính vì vậy, để khắc phục các triệu chứng này thì trong chế độ ăn uống hàng ngày người bệnh nên tuân thủ: ăn các thực phẩm mềm, thức ăn được chế biến dưới dạng mềm lỏng dễ nuốt để tránh làm tổn thương niêm mạc họng và thanh quản. Người bệnh cũng có thể dùng thêm mật ong, gừng hoặc súp gà vì chúng giúp kháng viêm, làm lành các thương tổn nhanh chóng hơn, rất có lợi cho người bệnh. Người bệnh cũng nên uống nhiều nước để giảm bớt hiện tượng bị khô họng.
Dùng giá đỗ xanh:
Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, khản tiếng hiệu quả. Lấy một nắm giá đỗ xanh đem ngâm, rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt và pha thêm một chút nước đun sôi để nguội rồi uống. Uống nhiều lần trong ngày bạn sẽ thấy giọng nói trong trẻo hơn.
Trà quả sung:
Quả sung là loại thực phẩm có tác dụng chữa các bệnh về họng khá hiệu quả như: viêm thanh quản, viêm họng mạn tính, khản tiếng, mất tiếng. Lấy 3 quả sung, thái nhỏ đem nấu sôi lên và thêm ít đường phèn để uống trong ngày.
Củ cải luộc gừng
Đơn giản là lấy củ cải luộc chín rồi cho thêm một ít gừng tươi đập dập vào và đun sôi cùng. Dùng món này hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng khản tiếng, mất tiếng được chữa khỏi nhanh chóng hơn.
Cam, chanh, bưởi, quất
Nên ăn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quất, bưởi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng khản tiếng. Khi bị đau họng, khản tiếng, bạn hãy lấy quất, chanh ngâm mật ong hoặc hấp cách thuỷ với mật ong để sử dụng hàng ngày.

Thực phẩm cần tránh xa khi bị khản tiếng

Những sai lầm về ăn uống có thể làm tăng kích ứng cổ họng, tăng cảm giác đau họng, làm cho giọng nói khản đặc và thậm chí là mất tiếng; nhiều trường hợp còn bị viêm nhiễm kèm theo. Chính vì vậy, khi bị khản tiếng hãy tránh xa những thực phẩm sau:
Thực phẩm cay nóng
Những thực phẩm cay nóng thường không tốt cho bệnh nhân bị viêm họng, khản giọng, mất tiếng. Vùng niêm mạc họng bị tổn thương do vi khuẩn gây ra, khi ăn thực phẩm cay nóng sẽ làm kích ứng tại vùng niêm mạc, làm bệnh tình trở nên nặng và nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chế biến chiên, nướng
Người bị khản giọng, mất tiếng nên tránh xa nhóm thực phẩm này vì triệu chứng của khản giọng mất tiếng chính là đau họng nên việc ăn uống sẽ rất khó khăn, khi ăn các loại thực phẩm chiên, rán sẽ rất cứng và gây tổn thương nghiêm trọng hơn, rất bất lợi cho sự hồi phục của bệnh.
Thực phẩm giàu chất ngọt
Người bị khản giọng mất tiếng nếu như không muốn họng khó chịu và tình trạng bệnh trầm trọng hơn thì không nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, vì đường sẽ gây nên dịch tiết nhờn ở cổ họng làm cổ họng luôn có đờm. Ăn nhiều thực phẩm có đường sẽ làm bệnh phát triển nghiêm trọng hơn vì thức ăn của vi khuẩn chính là những loại thực phẩm giàu chất ngọt.
Thực phẩm có chất kích thích
Các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê sẽ làm tổn thương niêm mạc họng khi bị khản giọng mất tiếng, vì vậy chúng càng làm cho viêm họng tiến triển nặng hơn. Khi không kiểm soát được cơ hô hấp trên, dịch tiết ra nhiều và khi ngủ phải há miệng ra để thở. Không khí đi thẳng qua miệng, không được lọc, không được làm ấm hay làm ẩm sẽ gia tăng mức độ khản giọng hơn.
Để có thể nhanh chóng hồi phục giọng nói, ngoài việc thực hiện các lời khuyên trên về vấn đề ăn uống khi bị khản tiếng bạn cũng nên cố gắng giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm cổ họng nếu thời tiết lạnh, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý,… Nếu tình trạng khản tiếng kéo dài và không được cải thiện bạn nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để xác định nguyên nhân gây khản tiếng và có cách xử lý phù hợp. Khi bị khản tiếng kéo dài không nên coi thường, vì đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Điều trị khản tiếng như thế nào cho hiệu quả?

Ngoài việc thực hiện theo các lời khuyên của chuyên gia y tế thì việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa và điều trị tình trạng khản tiếng, mất tiếng cũng đang được rất nhiều bác sỹ và người bệnh đón nhận. Áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền điều trị các chứng bệnh như viêm họng, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng từ xa xưa, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các nhà khoa học đã đưa những bài thuốc này trở lại với người bệnh bởi những ưu điểm như nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn, hiệu quả, không có tác dụng phụ đồng thời được bào chế dưới dạng viên nén nên rất thuận tiện và dễ sử dụng hơn. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh - được bào chế từ các thảo dược như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng,...
Tiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơn
Minh Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét