Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

3 nguyên tắc điều trị triệt để viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát là tình trạng viêm amidan bị sưng to quá mức ở hai bên thành họng gây vướng và làm hẹp khoang họng. Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị và xử lý kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây viêm amidan quá phát và cách ngăn ngừa, điều trị hiệu quả nhất.
Nói một cách dễ hiểu nhất, bệnh viêm amidan quá phát là tình trạng amidan bị viêm nhiều lần, tái đi tái lại khiến cho amidan không trở về được kích thước bình thường như ban đầu nữa. Đồng thời mỗi khi bệnh viêm trở lại sẽ làm amidan sưng to lên che lấp đường thở khiến người bệnh thấy khó thở, ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Thực tế các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trẻ em bị viêm amidan quá phát thường cao hơn ở người lớn.
Viêm amidan quá phát có thể gây biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát?

Theo một số nghiên cứu chỉ ra có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan quá phát:
- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết và nhiệt độ khiến cơ thể không thích nghi kịp với sự thay đổi đó.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất độc hại khiến cho vi khuẩn có điều kiện gây bệnh.
- Do sức đề kháng của người bệnh kém nên rất dễ nhiễm khuẩn, virus, dễ bị dị ứng.
- Bệnh lý tạng bạch huyết quá phát làm giảm giảm khả năng đề kháng, chống lại các tác động có hại bên ngoài.
- Các ổ viêm nhiễm trong vùng miệng và họng như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, hay amidan có nhiều ngóc ngách, khe kẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn náu phát triển gây bệnh.
Bệnh răng, lợi là điều kiện khởi phát viêm amidan quá phát
- Tình trạng viêm amidan mạn tính là nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan quá phát. Khi người bệnh mắc viêm amidan mạn tính, các tác nhân gây bệnh lưu trú trong amidan, gặp điều kiện thuận lợi sẽ chuyển thành thể quá phát. Bình thường, các triệu chứng không biểu hiện rõ ràng, nhiều khi người bệnh chỉ thấy vướng rát họng, đi kèm là tình trạng đau tai, hôi miệng, mệt mỏi. Một đặc điểm rất dễ nhận thấy là sự quá phát thường xuyên lặp lại trên 4 lần mỗi năm. Khi tình trạng quá phát diễn ra, người bệnh thường có triệu chứng sốt, đau họng, sưng amidan với đầy đủ triệu chứng của viêm amidan cấp tính, mặc dù có thể không nặng bằng nhưng sẽ dai dẳng hơn.

Đặc điểm của viêm amidan quá phát

- Nhìn có thể thấy amidan bị sưng đỏ, bề mặt amidan chằng chịt xơ trắng hoặc gồ ghề lỗ chỗ.
- Amidan màu đỏ sẫm, trụ trước đỏ, trụ sau dầy
- Ấn vào amidan thì thấy ở các khe hốc phòi ra mủ mùi hôi.
Người bệnh cũng nên lưu ý tình trạng viêm amidan quá phát không phải là giai đoạn cuối của viêm amidan, mà thực tế đây là tình trạng viêm nặng quá mức trong một đợt viêm amidan cấp tính. Viêm amidan quá phát có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh như cản trở hô hấp, rất dễ gây ra hiện tượng ngừng thở khi ngủ.

Hướng điều trị viêm amidan quá phát

Khi bị amidan quá phát người bệnh thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Trước đây phẫu thuật dưới cắt amidan thường gây tê tại chỗ bằng các phương pháp Sluder và Anse. Ngày nay phẫu thuật dưới cắt amidan chủ yếu gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện nhằm tránh tránh đau cho người bệnh và không gây chảy máu. Tuy nhiên, Trong các trường hợp thực sự cần thiết các bác sĩ mới chủ định sử dụng phương pháp này.
Phẫu thuật cắt amidan
Phẫu thuật cắt amidan cũng có nhiều mặt hạn chế của phương pháp này:
– Tình trạng này có thể tái diễn nhiều lần: 5-7 lần/năm.
– Có thể xảy ra các biến chứng như: viêm và áp xe quanh amidan, thành họng, thấp khớp, viêm xoang, viêm khớp,…
– Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt chức năng ăn uống: nuốt vướng và khó liên tục, ngủ ngáy, cơn ngừng thở ngắn, gấp.
- Sau khi phẫu thuật cắt amidan, người bệnh phải kiêng khem, thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị amidan quá phát thực sự có hiệu quả.

Các biện pháp phòng ngừa viêm amidan quá phát

Khi thấy các dấu hiệu của viêm amidan kéo dài hoặc kèm theo tình trạng đau nặng, khó nuốt, sốt cao, thấy khó thở khi ngủ thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa ngay vì lúc này amidan có thể đã bị sưng khá to, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Kiểm tra tình trạng viêm amidan
1. Người bệnh khi mắc amidan cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, nên ăn thực phẩm lỏng để không làm ảnh hưởng đến niêm mạc họng. Nên súc họng bằng nước muối mỗi ngày 3- 4 lần giúp làm sạch cổ họng, tránh các loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
2. Người bệnh mắc viêm amidan thường gặp cảm giác khó nuốt, kèm theo sốt và thở bằng miệng gây khô họng, mất nước. Chính vì vậy, việc bù nước và điện giải để phòng ngừa mất nước quá mức cho người bệnh là hết sức quan trọng, đồng thời người bệnh cũng nên nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể.
3. Chính những mặt hạn chế từ việc phẫu thuật cắt amidan mà ngày nay rất nhiều bác sĩ, người bệnh tin tưởng sử dụng và đánh giá cao các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên an toàn, không có tác dụng phụ để điều trị triệt để viêm amidan và phòng ngừa tái phát về sau.  Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này phải kể đến thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh, với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với bán biên liên, sói rừng, bồ công anh tạo nên bài thuốc đông y có tác dụng diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh, hỗ trợ điều trị đau họng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng...
Tiêu Khiết Thanh – Hỗ trợ điều trị viêm amidan

Một số lời khuyên cho bạn:
- Để hạn chế tình trạng viêm amidan cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng, khi mắc viêm họng cần phải chữa trị kịp thời.
- Tránh môi trường ô nhiễm, không nên sử dụng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

- Cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng sau khi ăn, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng tránh mắc amidan cũng như các bệnh về họng.
Minh Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét