Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Làm gì khi bị mất tiếng, khản tiếng?

Đã bao giờ bạn thấy ai đó không thể phát âm được hay phát âm ra những âm thanh rè rè, trầm đục, khản đặc không rõ lời chưa? Hoặc có thể vào buổi sáng đẹp trời, bạn thức dậy và phát hiện mình đã bị mất tiếng hoặc tiếng nói của bạn trở nên khó nghe, tình trạng này có thể được cải thiện vào cuối ngày nhưng lại thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Bạn băn khoăn không biết mình phải làm gì trong các trường hợp này? Và bạn lại càng không muốn sử dụng kháng sinh. Hãy tham khảo những cách làm dưới đây để khắc phục tình trạng này nhé!

Những điều cần làm khi mắc khản tiếng, mất tiếng

1.     Đừng la hét quá to, nói quá nhiều
Cố gắng không nói chuyện, hạn chế nói chuyện trong thời gian này sẽ giúp giảm cảm giác đau họng và tránh làm tình trạng khản tiếng, mất tiếng trầm trọng hơn. Hãy để một máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc nơi làm việc của bạn để giúp cho cổ họng của bạn không bị khô. Tránh xa khói thuốc lá hay dừng việc hút thuốc lá để tránh bị kích ứng bởi khói thuốc lá.
2.     Uống đủ nước mỗi ngày
Bạn cần bổ sung nước thường xuyên cho cổ họng, ít nhất cứ khoảng 3h cần bổ sung nước một lần để làm cổ họng của bạn luôn trơn ẩm, loại bỏ virus, vi khuẩn. Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, uống các loại nước trái cây và rau quả để tăng sức đề kháng. Điều này sẽ làm loãng chất nhầy trong cổ họng, làm dịu cổ họng, các cử động của họng, dây thanh được dễ dàng hơn, giảm tác động xấu đến dây thanh cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng.
3.     Tránh xa những người bị bệnh
Nhiều trường hợp viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng được gây ra bởi nhiễm trùng. Do đó, việc thực hiện vệ sinh tốt bằng cách rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang khi ra ngoài, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý là biện pháp đơn giản để giảm nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh từ người khác.
4.     Tránh xa rượu và cafein
Những đồ uống như rượu, cafein có thể làm khô và dễ gây kích ứng niêm mạc họng, thanh quản và có thể làm nặng hơn tình trạng viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng.
5.     Uống trà thảo dược
Sử dụng trà thảo dược như hoa cúc hoặc cây xô thơm hoặc lá bạc hà đun sôi trong nước 20 phút, uống hàng ngày giúp làm dịu cổ họng, giảm đau họng, cải thiện tình trạng viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng.

Sử dụng thảo dược làm dịu cổ họng cải thiện tình trạng khản tiếng
6.     Sử dụng thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản tiếng
Ngoài các biện pháp trên, một biện pháp cũng đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, viêm họng hạt. Với ưu điểm nổi trội của các dòng sản phẩm từ thiên nhiên là an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ. Chính những ưu điểm này mà những năm gần đây dòng sản phẩm này đã chiếm được lòng tin của nhiều bác sĩ và người bệnh. Nổi bật trong số đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính là rẻ quạt giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Tiêu Khiết Thanh đã nhận được đánh giá cao của nhiều bác sĩ, giáo sư về hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đối với các bệnh lý viêm đường hô hấp trên.
Dưới đây là đánh giá của PGS. TS Nguyễn Hoàng Sơn về tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên:


Năm 2015, Tiêu Khiết Thanh vinh dự được đứng trong "Top 100 sản phẩm –
dịch vụ Tin & Dùng Việt Nam 2015" và “ Sản phẩm uy tín, chất lượng, an
toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015”.
Tiêu Khiết Thanh vinh dự nhận giải thưởng
Nguyễn Nam 







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét